Dùng chai nhựa đựng nước cho vào tủ lạnh dùng dần là đang tự rước ung thư vào cho cả nhà – cần phải biết để tránh ngay.
Đối mặt với nguy cơ ung thư
Việc tái sử dụng chai nhựa có thể dẫn đến những nguy cơ cho sức khỏe. Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, chất BPA trong nhựa có thể gây ra các biến chứng về nhiễm sắc thể đối với thai nhi và dẫn đến các khuyết tật bẩm sinh.
Ngoài ra, các chất hóa học trong nhựa có thể rối loạn các hormone giới tính như estrogen, dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng nước đóng chai chất lượng thấp có thể tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Bên cạnh đó, khi sử dụng chai nhựa để lưu trữ nước ấm, nhiệt độ cao có thể xúc tác cho phản ứng hóa học giữa nước và các thành phần của vỏ chai, tạo ra các hợp chất gây ung thư.
Ý kiến chuyên gia
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm- Đại học Bách khoa Hà Nội), chai nhựa cũng có rất nhiều loại, nhiều hợp chất khác nhau để làm nên, như chai PE, PVC, hoạt tính…Để người tiêu dùng có thể nhận biết được mức độ độc hại của từng loại bao bì nhựa các nhà sản xuất đã đưa ra các ký hiệu trên chai. Tuy nhiên đối với những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nhựa tái chế không qua kiểm soát thì vô cùng nguy hiểm có thể gây bệnh ung thư.
Để tạo dáng cho bao bì nên nhiều sản phẩm có thêm chất hóa dẻo plasticizer là các hóa chất có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat”. Tác hại của các dẫn chất phtalat vào trong cơ thể gây hại nhiều mặt nhưng hại lớn nhất là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và cho thấy, trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng monomethyl phtalat (MMP) cao hơn nhiều so với bé gái bình thường”.
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3,chai nhựa có các con số từ 1 đến 7 nằm gọn trong dấu hiệu “recycle” (tái chế), đó chính là số hiệu phân loại nhựa. Cụ thể:
Các loại nhựa có thể tái chế: Nhựa HDPE (số 2), Nhựa LDPE – polyethylene (số 4), Nhựa PP (số 5)
Nhựa có thể tái chế nhưng cần rửa sạch: Nhựa PET (số 1)
Nhựa không thể tái chế: Nhựa PVC (số 3), Nhựa PS (số 6), Nhựa Nhựa PC (số 7)
Các loại sản phẩm bằng nhựa dùng một lần thường được làm mỏng, độ bền kém, hạn chế thôi nhiễm kém, có thể dùng lần thứ nhất, nếu tái chế sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới sự xuống cấp của các chai nhựa này, một số chất độc hại có thể nhiễm vào nước uống tăng khả năng thẩm thấu hóa học. Đặc biệt với những sản phẩm chai mà có khuyến cáo chỉ sử dụng một lần thì không nên vì còn sử dụng được mà cố tái sử dụng mà gây hại đến sức khỏe. Khi sử dụng chai nhựa để lưu trữ nước ấm, nhiệt độ cao có thể xúc tác cho phản ứng hóa học giữa nước và các thành phần của vỏ chai, tạo ra các hợp chất gây ung thư.
Vệ sinh những chai nhựa trước khi sử dụng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên cách vệ sinh đúng cách và triệt để khá khó thực hiện và nếu chỉ sót một chút vi khuẩn, chúng vẫn có khả năng sinh sôi và phát triển như khi bạn chưa vệ sinh.
Nguồn khoevadep