Sau khi dùng xong các chai, lọ nhựa, nhiều người không bỏ đi ngay mà thường giữ lại phòng khi có việc dùng đến. Một số chai lọ nhựa được người dân tái sử dụng nhiều nhất như chai đựng nước khoáng, nước ngọt, hộp kem, thùng đựng sơn…
Cách làm này có vẻ tiện dụng và tiết kiệm về mặt kinh tế, nhưng nếu chúng ta không biết cách tái sử dụng đúng cách sẽ dẫn tới nguy cơ thôi nhiễm hóa chất. Theo các chuyên gia y tế, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như suy giảm trí nhớ, viêm gan, suy thận, ung thư dạ dày…
Theo tổ chức Green Guide (Hoa Kỳ), dưới đáy mỗi chai, lọ nhựa đều có ký hiệu riêng, được đánh số từ 1 đến 7. Cụ thể:
1) Ký hiệu là PETE hoặc PET, là loại nhựa an toàn. Song, bề mặt xốp của nó có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại.
2) Ký hiệu HDPE là loại nhựa có màu đục, được xem là an toàn vì khả năng tích tụ vi khuẩn thấp.
3) Nhựa PVC loại nhựa này được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, không phù hợp để dùng cho nấu ăn.
4) Ký hiệu LDPE được sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm…
5) Ký hiệu PP là loại nhựa được làm từ polypropylene. Loại nhựa pp có thể sử dụng lại được.
6) Nhựa Polystyrene hay còn được gọi là xốp, có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng.
7) Loại nhựa có nhiều Polycarbonate và BPA, không an toàn trong sử dụng.
Trong đó, chỉ có nhựa số 2, 4 và 5 là lựa chọn tốt nhất để tiếp xúc thực phẩm vì chúng không thôi nhiễm ra thực phẩm bất cứ loại hóa chất nào đã được biết đến. Loại nhựa số 1 chỉ được xem là an toàn nếu sử dụng 1 lần. Các loại nhựa số 3, 6, 7 nên hạn chế sử dụng bởi nguy cơ thôi nhiễm hóa chất là rất lớn. Thế Giới Văn Hóa mách bạn cách tái sử dụng chai lọ nhựa an toàn:
– Trước khi quyết định tái sử dụng các chai, lọ nhựa, các bà nội trợ nên xem kỹ những ký hiệu ghi dưới đáy mỗi chai, lọ nhựa.
– Chỉ nên tái sử dụng các chai, lọ nhựa số 2, 4, 5.
– Nên dùng những chai, lọ nhựa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
– Không nên dung những chai, lọ nhựa có màu sắc sặc sỡ.
Xem thêm